billboard

Cấu trúc và đặc tính của Máy dập Trục vis

Sự mô tả sẽ được thực hiện trên máy dập trục vis ma sát bởi hệ thống truyền động ma sát cơ bản nhất, tuy nhiên,chỉ khác nhau về phương pháp truyền động, và không có sự khác nhau ở việc làm quay bánh đà, ngoại trừ cơ cấu truyền động của servomotor (Cơ cấu truyền động bằng Servomotor sẽ làm giảm tốc độ bằng 1 motor trong khi đầu trượt đang đi xuống và dừng lại tại điểm bắt đầu bằng motor trước 1 chu kỳ của quy trình hoàn thành ) 

1 Cấu trúc và đặc tính

Nói chung,máy có bánh vis được gắn trong phần nhô lên của thân máy,và vis cái( trục vis ) được gắn phối hợp. Ở phía trên của vis cái,có bánh đà công suất rất lớn được bắt chặt.Ở phía dưới,đầu trượt được kết nới với 1 vài bộ phận, ví dụ như bạc đạn.Đây là dạng máy dập trục vis thủ công,và nếu bánh đà quay theo chiều kim đồnh hồ thì đầu trượt sẽ đi xuống, trong khi bánh đà quay theo ngược chiều kim đồng hồ thì đầu trượt chạy lên.Đầu trượt chạy xuống cho đến khi khuôn trên tác động vào khuôn dưới.Nếu không có khuôn,bánh đà sẽ va đập vào phần nhô lên của thân máy,trong khi đầu trượt đi lên cho đến khi va chạm vào phân nhô ra phía dưới của thân máy.Cấu trúc này hoàn toàn bình thường cho nhiều loại máy dập trục vis khác nhau mà nó không có cơ cấu điểm chết dưới và điểm chết trên.Đây là vấn đề rất quan trọng để nhận biết khả năng gây tai nạn nghiêm trọng,máy bị vỡ vì vận hành nhầm lẫn.Ở 2 bên bánh đà có 2 bánh ma sát gắn bởi trục và bạc đạn và luôn luôn quay 1 chiều thông qua motor. Bánh ma sát luôn tích tụ năng lượng biến thiên rất lớn.Bánh đà được gắn miếng Da ly hợp và thông thường,nếu bánh ma sát bên trái tiếp xúc với bánh đà,sẽ làm nó quay theo chiều kim đồng hồ,trong khi bánh ma sát bên phải sẽ làm bánh đà quay theo chiều ngược kim đồng hồ.Đầu trượt sẽ chạy lên và xuống qua cơ cấu trục vis.

  • 基本的なフリクションスクリュープレス

    Dạng ruyền động ma sát cơ bản

2 Giải thích sự họat động của 1 chu kỳ dập.

Quy trình 1 chu kỳ như sau : Đầu trượt và bánh đà đang ở giới hạn trên. Bánh ma sát bên Trái sẽ tiếp xúc với bánh đà khi nhấn nút START.Bánh đà được tiếp xúc với mặt trong của bánh ma sát, nơi mà chu vi vận tốc thấp bắt đầu làm quay theo chiều kim đồng hồ và di chuyển ra phía ngoài nơi mà chu vi vận tốc cao và sự tăng tốc thông qua cơ cấu Vis.Vận tốc biến thiên của bánh đà đạt cực đại ngay trước khi dập tại điểm cuối hành trình của đầu trượt.Năng lượng bánh đà cực đại tạo ra lực dập lên vật liệu.Tất cả năng lượng bánh đà được tiêu thụ tại thời điểm này và bánh đà dừng lại trong 1 khoảnh khắc tức thời. Ngay sau đó, hoạt động được thay đổi bằng tín hiệu điện để bánh ma sát bên Phải tiếp xúc với bánh đà và bánh đà quay ngược lại để đầu trượt chạy lên. Bộ thắng làm việc tại vị trí giới hạn trên và máy chấm dứt 1 chu kỳ hoạt động,

3 Cấu trúc của máy

  • A.Thân máy

    Loại thân mặt thẳng thường được dùng vì thân máy cần hấp thụ tất cả năng lượng lớn của bánh đà thông qua cơ cấu vis.Với cỡ máy nhỏ và trung bình,thì sử dụng thân nguyên khối.Với máy lớn thì 2 hoặc 4 thân rời được gắn kết chặt bằng các trụ.Máy lớn khác máy nhỏ vì nó chịu lực quán tính của chiều quay bánh đà trong lúc dập và nó cũng tạo ra ứng suất xoắn.

  • B.Đầu trượt

    Khác với những loại máy dập khác,đầu trượt nhận lực xoắn từ hướng quay của trục vis và nó được xoay cùng hướng trong suốt quá trình dập.Đó là vì sao đầu trượt có dạng dài tương đương hoặc nhiều hơn 4 đường dẫn 4 điểm là phổ biến.

  • C.Trục vis

    Trục Vis, còn được gọi là trục dẫn.Vì nó phải nhận xung xoắn lại và lực nén oằn cong nên các loại thép được nhiệt luyện như thép Molipden-crom-niken hoặc Molipden- crom được sử dụng. Góc trục vis nói chung được thiết kế khoảng hơn 15 độ để không bị tự khóa, trục vis trở thành vis đa đầu mối, có 2 hoặc 4 ren hình thang hoặc đầu vuông để thuận lợi cho quá trình gia công rãnh các đầu ren.Góc trục vis được thiết kế nhỏ hơn cho thiết bị tự khóa như là 1 cái ê-tô.

  • D.Bánh vis

    Bánh vis này cũng được gọi như là vis dẫn hoặc là con tán quay.Nó độ bền để chống mỏi và phải dẻo dai. Thau có độ bền kéo cao và hợp kim Nhôm-Đồng đúc thường được sủ dụng.Nó được ép vào trong thân máy với cấu trúc có 1 trục vis di chuyển thẳng đứng trong khi cái kia ở trong đầu trượt ( trong dạng máy có 2 trục vis, thì dùng cả 2 bánh vis.)

  • E.Bánh đà và dây đai ly hợp

    Dây đai ly hợp được dán theo chu vi của bánh đà trong dạng máy được truyền động bằng ma sát,Đường tiếp xúc tuyến tính được tạo ra với đặc tính phức tạp và độ bền bỉ chống sinh nhiệt. Hiện nay, da tự nhiên được sử dung nhiều. Trong 1 số trường hợp đặc biệt,Amiăng được dùng làm bộ phận của ly hợp, nhưng bụi bị bay ra tự nhiên xung quanh rất nguy hiểm, vì vậy khi sử dụng vật liệu này thì phải có những sự che chắn toàn bộ. Dù có thiết bị chống trượt ( máy đo mô men xoắn )để chống lại việc đôi khi bị quá tải,nó vẫn bị lỗi thời vì có thiết bị đáng tin cậy hơn bằng cách dùng tín hiệu điện tử từ máy đo độ căng được gắn lên thân máy để dừng máy lại, thì được sử dụng rộng rãi.

  • F.Dĩa ma sát

    Nó cũng còn được gọi là bánh ma sát. Về cơ bản,nó là bánh đà sơ cấp mà chứa đựng năng lượng biến thiên toàn thời gian.Nó có 3 vai trò : chứa đựng năng lượng, bức xạ nhiệt từ việc truyền ma sát và chức năng ly hợp trong vận hành.Bánh ma sát này không tồn tại trong 1 hệ thống truyền động trực tiếp như kiểu truyền động bằng servo motor.

  • G.Trục bánh ma sát

    Máy lớn thì cần bánh ma sát nặng và công suất xylanh ly hợp lớn bởi vì 2 bánh ma sát dịch chuyển theo chiều ngang cùng 1 lúc.và lực quán tính lớn tạo ra khi có sự va chạm tiếp xúc với các bánh ma sát. Kiểu chuyển động sang trái và phải 1 cách độc lập được sử dụng thông thường.Với máy cỡ trung và nhỏ,dạng trục và 2 bánh ma sát được gắn vào đó,thì thường được sử dụng.

  • H.Bộ Thắng ( Phanh )

    Dĩa thắng hoặc má thắng để phanh bánh đà hình tròn là phổ biến.Bộ thắng này hoàn toàn khác với các máy dập cơ khác là nó cần công suất lớn để làm dừng hẳn bánh đà trong 1 khoảng thời gian rất ngắn ngay sau mỗi chu kỳ dập.
    Motor tự nó có 1 vai trò là bộ thắng để kiềm hãm tốc độ và dùng máy trong phương pháp truyền động bằng servomotor nhưng 1 bộ thắng cơ cũng được trang bị dùng cho trường hợp khẩn cấp khi mất điện.

  • I. Cơ cấu đòn bẩy và cần điều khiển

    Cơ cấu này để cho người vận hành sử dụng để di chuyển trục bánh ma sát nằm ngang cũng như làm cho đầu trượt thẳng đứng. Hiếm khi sử dụng ngoại trừ sủ dụng đặc biệt cho máy dập loại nhỏ.

  • J.Xylanh để hoạt động

    Xylanh truyền động vào trục quay nằm ngang.Xylanh khí nén thì được dùng tốt hơn là xylanh thủy lực.Loại máy gắn đòn bẩy thì có 1 xylanh ở giữa đòn bẩy,trong khi lọai máy không có đòn bẩy thì có 2 xylanh tại 2 đầu của trục

  • K.Thiết bị cân bằng đầu trượt

    Nó làm cân bằng trọng lượng của đầu trượt cũng như tránh sự rung lắc của trục vis sau 1 thời gian dài sử dụng.

  • スクリュープレスの各部の名称

    Các bộ phận và tên gọi trên máy dập rục vis

スクリュープレスについて

2001-2003 copyright© 2009.2.24 ENOMOTO MACHINE CO., LTD.